Ẩm thực Sapa12 món không thể bỏ qua

Sắp tới mùa lúa chín, cũng là lúc Sapa khoác lên mình tấm áo mới rực rỡ mà vàng của lúa ẩn mình trong những lớp sương bồng bềnh. Các bạn có ý định du lịch Sapa đã biết Sapa có những đặc sản gì chưa? Hãy cùng lưu lại danh sách 12 món ăn ngon "tuyệt cú mèo" của Sapa để thưởng thức trong chuyến hành trình của mình nhé! --------------------------------------------- Cơm lam Sapa được làm từ gạo nếp hương, một loại gạo khi nấu lên vừa thơm vừa dẻo. Ăn cơm lam với muối vừng sẽ rất tuyệt vừa ngon vừa bùi lại có mùi thơm của gạo nếp hòa quyện cùng mùi thơm của muối vừng tạo nên hương vị bùi béo dẻo vô cùng khó quên. Bạn có thể thưởng thức cơm lam tại các hàng đồ nướng ở Sapa, con đường lên đèo Ô Quy Hồ cũng bán rất nhiều các loại đồ nướng như: ngô, khoai, sắn nướng và trong đó có cả cơm lam. Khi ăn cơm tại các homestay ở bản Tả Van, Lao Chải, Cát Cát,.. cũng có món cơm lam trong thực đơn --------------------------------------------------------------------- N dưới chân “nóc nhà Đông Dương” là mái nhà lý tưởng của những chú cá hồi vân nổi tiếng trời Âu. Với khí hậu quanh năm mát mẻ và một mùa đông lạnh thậm chí có cả tuyết bao phủ, chất lượng và màu sắc của cá hồi Sa Pa không thua kém so với bất cứ loại cá hồi nào được nhập khẩu vào Việt Nam. Cá có thịt chắc, thớ săn, không có mỡ, màu hồng tươi, mềm và béo ngọt rất thích hợp để chế biến thành nhiều món khác nhau như : sashimi, chiên xù, hấp, nấu cari… nhưng nổi bật và gần gũi nhất là các món lẩu cá hồi, gỏi cá hồi, cá hồi nướng… Bạn có thể mua cả con và chế biến thành các món như : gỏi, lẩu, chiên. . Và chắc chắn không thể bỏ qua món gỏi cá hồi lăn thính, cuộn với tía tô, cà rốt, rau và chấm Maggie, mù tạt. Món này đặc biệt ngon ở Quán ăn ngon Sapa, phía trong cùng khu ẩm thực -------------------------------------------------------------- Là món ăn dễ tìm nhất khi đặt chân tới đây, các hàng bán đồ nướng có mặt ở khắp nơi trong thị trấn với đủ loại khác nhau như: trứng nướng, khoai ngô nướng, thịt lợn nướng, thịt lợn bản xiên, ba chỉ nguyên miếng, cánh gà, chim cút, lòng, bò cuốn cải mèo, bò cuốn nấm kim, chả cá hồi hay thanh đạm hơn là những xiên rau, nấm... Bên cạnh đó có món cá suối nưỡng cũng vô cùng ngon, thịt cá ngọt, dai mà rất thơm. Tất cả các đồ nướng đều được chấm kèm nước chấm người ta tự pha, ăn kèm rau sống Sapa và uống vài ly rượu ngô hoặc rượu táo mèo giữa cái thời tiết se se lạnh, sương mờ ảo khiến bạn phê pha. Mỗi xiên đồ nướng ở đây thường có giá 15.000 – 30.000 đồng, cơm lam và trứng khoảng 10.000 đồng. Chỉ với khoảng 100.000 đồng là hai bạn đã có một bữa đồ nướng ngon lành, no căng, cũng như có được những cảm nhận ẩm thực khó quên tại thị trấn du lịch này. Địa điểm gợi ý: Ở thị trấn Sapa, đồ nướng được bày bán gần như ở khắp mọi nơi, từ chợ đến trước cổng nhà thờ, thậm chí là cả những con hẻm nhỏ. Con đường qua khách sạn Công Đoàn đi lên Nhà Thờ là con đường nhiều đồ nướng nhất. -------------------------------------------------------------------- Cải mèo là loại rau có bẹ, lá dài màu xanh đậm, viền lá xoăn cảm giác như có gai, loại có lông, loại trơn. Cải mèo trồng nhiều ở các khu vườn vùng cao của người Mông, là thức ăn chính của họ mỗi ngày. Rau cải mèo loại nhỏ, lá có lông li ti màu trắng chế biến ngon hơn loại lớn. Cải mèo là loại rau có sức sống mãnh liệt, chống chịu rét và sâu bệnh tốt. Do vậy, cải tươi tốt tự nhiên không cần phun bón. Cải mèo có vị đắng khi ăn sau vị đắng chuyển dần thành ngọt và đặc biệt giòn nên phong phú về cách chế biến, từ xào, nấu, luộc hoặc dùng để ăn lẩu. Cách chế biến đơn giản nhất của cải mèo là thái nhỏ, giã gừng đổ nước vào đun sôi và sau khi nêm nếm là có một bát canh nóng hổi. Bên cạnh đó, có thể nấu cùng với thịt gà băm nhỏ cùng gừng, nêm vừa mắm, muối, sẽ dễ cảm nhận chất ngọt của thịt gà hài hòa với cái ngọt mát, ngăm ngăm đắng của rau cải làm cho người ăn cảm thấy không bị ngán. Món ăn được nhiều người yêu thích là cải mèo cuộn thịt bò, nướng trên bếp than tạo nên món ăn có vị ngọt thanh mát và hương vị đậm đà của thịt bò tạo nên món ăn mang đặc trưng rất riêng. Bạn có thể mua cải mèo tại các phiên chợ của Sapa hoặc vào tận nhà dân mua khi đi qua thấy người dân trồng cải mèo trong các khu vườn gần nhà. Tới nhà hàng Sapa cũng luôn có món rau cải mèo trong thực đơn của các nhà hàng ------------------------------------------------------------------ Vùng đất Sapa có rất nhiều dòng suối chảy qua, trong dòng nước ấy ẩn chứa những nguyên liệu làm đồ ăn vô giá. Đó là cá suối, cá suối có nhiều loại: Cá trắng thân dẹt,cá đen có màu đen lẫn với rêu đá, cá hoa, cá bống… Ăn cá suối chỉ việc nướng chín trên than củi, rồi ăn nóng n. Ngoài ra bạn có thể nướng qua, đem rán ròn rồi chiên với nước sốt cà chua cùng gia vị bột cà ri, bột hồ tiêu là trên mâm cơm đã có một món ăn ngon lành. Ngoài món cá chiên giòn, người dân địa phương còn mê món ruột cá suối chưng. Họ xem đó là đặc sản và là vị thuốc dân gian giúp đàn ông khỏe mạnh, phụ nữ trẻ trung. --------------------------------------------------------------------- Sapa thời tiết quanh năm mát mẻ nên su su ở đây phát triển tốt quanh năm mà không hề dùng tới thuốc bảo vệ thực vật hay kích thích. Ở Sapa có trên 150 ha trồng su su, trong đó hơn 100 ha là ở vùng Ô Quy Hồ. Su su Sapa có vị ngọt, độ giòn rất đặc trưng. Vì vậy, khi bạn lên đây sẽ được thưởng thức các món ăn từ su su ngon ngọt và tươi mát như: ngọn su su xào thịt bò, su su xào tỏi, su su luộc, su su xào,.. Món nào su su cũng giòn và ngọt, màu xanh mướt thu hút người ăn n từ cái nhìn đầu tiên hòa quện cùng mùi thơm thoang thoảng. --------------------------------------------------------------------- Thịt lợn rừng hay còn gọi là lợn cắp nách vì loài lợn này chỉ khoảng 10-15kg, và khi người dân đem lợn xuống núi bán thường kẹp vào nách để giữ cho chặt. Loài lợn này được nuôi thả rông, ăn rau củ cây chúng tự kiếm do vậy thịt ngọt và thơm. Người dân ở đây chế biến rất nhiều món ăn từ lợn cắp nách: hấp, xào, giả cầy.. nhưng đặc biệt là món lợn cắp nách quay, vì loài lợn này có bì dày, thịt chắc ít mỡ và rất thơm. Khi quay dùng một ong quết đều lên thân lợn tạo ra món ăn giòn ngọt thơm ngon khiến ai đã được ăn một lần thì sẽ không bao giờ quên hương vị của món ăn này. -------------------------------------------------------------------------- Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc gồm: gạo nếp thơm dẻo, trộn với các loại lá cây rừng để nhuộm màu. Màu đỏ dùng quả gấc, lá cơm đỏ. Màu xanh dùng lá gừng, lá cơm xôi xanh, hoặc vỏ bưởi, vỏ măng đắng, đốt lấy tro ngâm với nước có pha chút vôi. Màu vàng dùng củ nghệ già giã lấy nước. Màu tím dùng lá cơm đen, hoặc lá cây sau sau. Sau khi nhuộm màu sẽ đem gạo đi đồ thành xôi. Đĩa xôi ngũ sắc vừa đẹp mắt, dẻo ngon lại có mùi thơm của nhiều loại lá rừng --------------------------------------------------------------------------- Gà đen là giống gà đặc trưng chỉ có ở vùng cao Tây Bắc. Gà có dáng nhỏ, thịt chắc và giá trị dinh dưỡng rất cao. Gà đen giờ được nuôi không nhiều nên cơ hội để bạn thưởng thức món ăn này cũng không cao nếu như không có vận may nào đó. Thịt gà đen có thể chế biến ra nhiều món ngon như: rán, xào, hấp, luộc song món đỉnh nhất là gà đen nướng mật ong. Loại mật ong để nướng gà đen không phải là mật ong nuôi nhà ăn đường mà là mật ong rừng được chính bà con dân tộc bắt đem về, mật ong rừng ngọt dịu và thơm mùi thơm rừng núi rất đặc biệt. Gà đen nướng mật ong ăn kèm với lá cây bạc hà cay nhẹ nhàng và thơm mát chấm với muối tiêu chanh thì ngon không cưỡng nổi. Ở Sapa số lượng gà đen còn không nhiều do vậy phải may mắn lắm bạn mới có thể thưởng thức món ăn này ---------------------------------------------------------------------- Thắng cố là món ăn quá nổi tiếng của vùng cao. Vì vậy, khi tới Sapa bạn không thể không thưởng thức món thắng cố. Thịt nấu “thắng cố” được chế biến từ thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa và thịt lợn. Các bộ phận như: lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương được cho vào chảo nước đun nhừ, có thể cho thêm các loại rau. Khi ăn, chảo vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó. Nhâm nhi chén rượu ngô, ngồi ăn bát thắng cố bên nồi thắng cố nghi ngút khói và nói chuyện với người dân là cách thưởng thức món ăn này đúng chất nhất và cảm nhận được hết vị ngon. Tuy nhiên, thắng cố ngoài chợ thường có mùi vị khá khó thưởng thức do vậy bạn có thể chọn thưởng thức trong nhà hàng sẽ hợp vệ sinh hơn ----------------------------------------------------------------------- Măng vầu là những gốc tre, nứa non mới nhú được khoảng 20-30cm được người dân nơi đậy chặt về và chế biến thành các món ăn đặc sản. Măng vầu có thể chế biến thành: Măng vầu luộc chấm mắm, măng vần chua và măng vầu khô xào... Mỗi món có một hương vị riêng nhưng đều rất ngon. Măng vầu có vị ngọt thanh, hơi đắng và mùi thơm đặc trưng. Đặc biệt, bạn có thể mua món đặc sản Sapa này về làm quà tại các phiên chợ hoặc n tại nhà dân nơi đây. Nếu bạn ở gần thì mua măng vầu tươi. Còn nếu ở xa, bạn nên mua măng không và măng chua. ----------------------------------------------------------------------------- Khi có tiếng sấm báo hiệu những cơn mưa đầu hạ bắt đầu rơi cũng là lúc Sa Pa vào mùa nấm hương. Nấm hương là đặc sản trời ban cho người dân nơi đây. Nấm rừng Sa Pa trong những cánh rừng đại ngàn trên núi cao của Hoàng Liên Sơn được đánh giá là ngon nhất. Nếu bạn có người quen ở đây có thể dễ dàng mua được nấm hương tự nhiên mọc trên cây dẻ với giá 300.000-500.000/1kg nấm khô. Thông thường nấm vẫn được xâu theo dây bằng lạt tre, mang mùi thơm nhẹ rất đặc trưng của mùi nấm tự nhiên. Bên cạnh đó bạn cũng có thể dễ dàng mua được nấm hương do người dân nơi đây tự tay trồng. Dù nấm trồng nhưng vẫn giữ nguyên hương vị và giá trị dinh dưỡng bởi khí hậu thiên nhiên tuyệt vời nơi đây. Nấm trồng cánh dày màu sẫm và mùi không thơm nhiều bằng nấm hương rừng. Tới Sa Pa bất kỳ mùa nào bạn cũng có thể mua được nấm hương khô. Khi đem về chế biến, ngâm qua nước nấm lại nở ra và vẫn còn giữ nguyện hương vị của núi rừng. Nấm Sa Pa vị ngọt mát, mùi hương nhẹ nhàng. Nấm có thể chế biến được rất nhiều món ngon như: canh hầm nấm, gà xào hành nấm, súp nấm, bò xào nấm, nấm xào thịt, nấm hầm rau củ quả,… Vào đầu mùa, nấm tươi khoảng 50.000đ/xâu
Bình luận
Gửi bình luận