Những địa điểm bạn không thể bỏ qua khi đi du lịch Lai Châu

Nguồn: #suutam
1. Đèo Ô Quy Hồ
Đèo Ô Quý Hồ nối liền 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai, nơi có đỉnh Fansipan huyền thoại. Nằm ở độ cao hơn 2000m giữa mây núi ngút ngàn, cung đường đèo hiện ra mềm mại, trải dài như dải lụa uốn mình sát những vách núi dựng đứng.
Dân phượt không những bị hấp dẫn bởi những khúc cua tay áo liên tục, mà còn bị hấp dẫn ở sự khác biệt rất lớn về nhiệt độ ở hai phía của con đèo. Nếu đến Ô Quý Hồ vào mùa đông, nếu may mắn các bạn có thể được chiêm ngưỡng một cảnh tượng hiếm gặp ở Việt Nam đó là những bông tuyết và hiện tượng băng đá.
-------------------------------------------------
2. Hang động Pu Sam Cap
Là một quần thể gồm nhiều hang động nằm trên hệ thống núi Pu Sam Cap có độ cao từ 1.300m đến 1.700m so với mực nước biển, trên tỉnh lộ 129 nối thành phố Lai Châu với huyện Sìn Hồ, cách trung tâm thành phố chừng 05 km bao gồm 3 hang động lớn là: Thiên Môn, Thiên Đường và Thủy Tinh.
Quần thể thắng cảnh Pu Sam Cap là một sản phẩm kì vĩ của tạo hoá, với cảnh sắc vừa thơ mộng quyến rũ, vừa kì bí huyền ảo nhưng cũng không kém phần tráng lệ nguy nga.
------------------------------------------------
3. Bản Nà Luồng
Nhờ cảnh đẹp hoang sơ cùng với các giá trị văn hóa truyền thống còn lưu giữ lại, bản Nà Luồng, xã Nà Tăm (Tam Đường, Lai Châu) đã trở thành điểm du lịch thu hút khách đến thăm quan.Theo lời giải thích của người dân địa phương nơi đây, dịch theo nghĩa của tiếng dân tộc Lào thì từ “Luồng” có nghĩa là “con rồng”, “Nà” có nghĩa là “ruộng”.
--------------------------------------------
4. Bản Vàng Pheo
Hay bạn có thể đến với Bản Vàng Pheo, nằm n núi Phu Nhọ Kho. Đây cũng là nơi giao thoa giữa hai dòng suối Nậm So và Nậm Lùm. Đến với Vàng Pheo du khách được chiêm ngưỡng những ngôi nhà cổ, trong không gian núi rừng thanh bình, yên tĩnh.
----------------------------------------------
5. Đá thiêng Hà Nhì
A Pó Ủ Phú nghĩa là Ông già đá trắng, hay còn gọi là Thánh thạch đã có ở địa bàn từ rất lâu, từ khi xã được hình thành. Người Hà Nhì nơi đây coi đó là biểu tượng của niềm tin để cầu mong những điều may mắn, hạnh phúc cho dân bản. Hàng năm, lễ cũng “thánh thạch” là lễ hội được đón đợi nhất của người Hà Nhì nơi đây. Đây cũng là một nét văn hóa độc đáo của người Hà Nhì”.
Hàng năm, sau Tết Nguyên Đán bản Pa Thắng lại đứng ra tổ chức lễ Thánh thạch. Ông Chu Cà Xá B (người nắm rõ nhất truyền thuyết về Ông già đá trắng) được giao trách nhiệm đứng ra chọn ngày tốt rồi dẫn trai tráng trong bản lên đó. Phụ nữ tại bản không được phép lên nhưng phụ nữ đến từ nơi khác vẫn có thể lên thăm.
--------------------------------------------
6. Bản Nậm Mạ
Nậm mạ là một xã thuộc vùng thấp của huyện Sìn Hồ, nơi có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp với lòng hồ thủy điện Sơn La mênh mang sóng nước, Không chỉ bị thu hút bởi khí hậu ôn hòa, 4 mùa trong một năm, mà khi đến với Nậm Mạ, du khách còn bị chìm đắm bởi khung cảnh núi non hùng vĩ và sự mến khách của con người nơi đây.

Bình luận
Gửi bình luận